Số lượng em bé nhỏ hơn hoặc bằng số lượng người lớn.
Điểm đi và điểm đến không được trùng.
Chọn chuyến bay chiều đi.
Chọn chuyến bay chiều về.
Ngày khởi hành không được lớn hơn ngày về.
Ngày về không được nhỏ hơn ngày khởi hành.

Tết Trùng Cửu là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ này

Tết Trùng Cửu là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa và các phong tục tập quán trong ngày Tết Trùng Dương là gì? Cũng như nhiều ngày lễ Tết ở Việt Nam, Tết Trùng Cửu mang một ý nghĩa vô cùng đặc biệt bắt nguồn từ tín ngưỡng và hướng về tổ tiên, ông bà. Nếu bạn đã tìm hiểu ý nghĩa của ngày Tết Trùng Cửu thì hãy để Tìm Chuyến Bay giải đáp ngay trong bài viết dưới đây nhé. 

Tết Trùng Cửu là ngày lễ gì?
Tết Trùng Cửu là ngày lễ gì?

Tết Trùng Cửu là gì? Bắt nguồn từ đâu?

Người xưa có câu “Năm ngoái giữa rừng không có lịch. Nhìn hoa cúc nở biết Trùng Dương” ý nói về ngày Tết Trùng Cửu thường diễn ra vào mùa thu, thời điểm hoa cúc đang nở rộ. Tết Trùng Cửu còn có tên gọi khác là Tết Trùng Dương bắt nguồn từ Trung Hoa. Thời nhà Lý – Trần, tín ngưỡng này đã du nhập sang Việt Nam và được các nho sĩ tổ chức, duy trì tới tận bây giờ. 

Tết Trùng Cửu bắt nguồn từ đời nhà Hán, trong sách “Tục Tề Hài Ký” có ghi rằng “Thời nhà Hán có một người tên là Hoàng Cảnh người huyện Nhữ Nam. Ông theo học đạo tiên với Phí Trường Phòng. Người đàn ông này biết xem tướng và dự đoán trước tương lai. Một hôm, Phí Trường Phòng mới bảo Hoàng Cảng rằng: “Ngày 9/9 này gia đình người sẽ gặp phải tai nạn. 

Tết Trùng Cửu là một ngày lễ lớn bắt nguồn từ Trung Quốc
Tết Trùng Cửu là một ngày lễ lớn bắt nguồn từ Trung Quốc

Vậy nên vào ngày đó ngươi hãy mang cả nhà lên núi, tay mang túi đỏ, đựng hạt thù du và uống rượu hoa cúc. Tới tối thì hãy trở về, may ra thì thoát nạn. Hoàng Cảng nghe theo và thực hiện đúng như lời thầy dạy. Tới tối về thì thấy gia súc, gia cầm trong nhà bị chết hết.

Tuy nhiên, cũng có sách Phong Thổ Kỳ nói rằng: “Cuối đời nhà Hạ, vua Kiệt nổi tiếng là người tàn ác, không thương xót nhân dân. Thượng Đế muốn răn dạy nhà vua nên đã cho Long Vương giáng một trận đại hồng thủy, nhấn chìm mọi nhà cửa, động vật, hoa màu trong biển nước. 

Khung cảnh tang thương, thây chất đầy sông, la liệt khắp chốn. Trận đại hồng thủy ấy diễn ra vào ngày 9/9.” Sau này, cứ tới ngày ấy thì nhân dân lại mua thực phẩm và tranh nhau trèo lên núi cao để lánh nạn. Phong tục này dần được lưu truyền tới ngày nay.

Ý nghĩa của ngày Tết Trùng Cửu 

Tết Trùng Cửu thường được tổ chức vào ngày 9/9 Âm lịch hàng năm, hai con số 9 lặp lại 2 lần nên gọi là Trùng Cửu. Ngoài những điển tích trên, Tết Trùng Cửu còn mang ý nghĩa trường thọ, khỏe mạnh, dài lâu trong cuộc sống. 

Theo tiếng Hán, Trùng Cửu đồng âm với lâu dài và mãi mãi. Trong những ngày này, con cái nên tỏ lòng hiếu thuận với cha mẹ, kính trên nhường dưới. Dù là bận bịu tới đâu, cũng phải dành thời gian về với cha mẹ, cùng quây quần bên mâm cơm ấm cúng. 

Theo quan niệm dân gian, số 9 là con số dương cao nhất trong 1 chu kỳ, một vòng lặp. Nó mang ý nghĩa tượng trưng cho những điều tốt nhất, cao nhất và đẹp nhất. Tết Trùng Cửu là sự lặp lại của 2 số 9 càng nói lên thời điểm trọn vẹn nhất, tiết khí cao nhất trong một năm. 

Tết Trùng Cửu mang ý nghĩa là sự trường thọ
Tết Trùng Cửu mang ý nghĩa là sự trường thọ

Ở Trung Quốc, nhiều nơi còn gọi Tết Trùng Cửu là Từ Thanh, mang hàm ý là từ giã bãi cỏ xanh. Bởi lẽ, sau Tết Trùng Dương là tiết trời bắt đầu se lạnh, mùa đông đến. Đúng với quan điểm “cực thịnh, tất suy” là sau khoảng thời gian đẹp nhất của mùa thu là tới mùa đông hoang tàn, lạnh lẽo.

Tại Việt Nam, Tết Trùng Cửu lại mang ý nghĩa phòng trừ sâu bệnh, côn trùng. Đây là ngày lễ để con cháu dâng hương lên cảm tạ trời đất, ông bà, tổ tiên, cầu cho mùa vụ mới bội thu, không bị sâu hại phá. 

Một số hoạt động vào ngày Tết Trùng Dương

Leo núi 

Trong những ngày này, mọi người thường rủ nhau leo núi hoặc di chuyển lên vững vùng đất cao hơn để thư giãn và thưởng ngoạn phong cảnh. Người xưa có câu “lên cao lánh nạn” và vẫn được con cháu duy trì cho tới bây giờ. Họ cũng căn bánh cao, một loại bánh làm bằng bột gạo nhào cùng đường đỏ và hấp chín trên nồi 9 tầng như bảo tháp. Phong tục này hiện vẫn đang được duy trì ở nhiều nơi tại Trung Quốc.

Leo núi là hoạt động thường niên vào ngày lễ này
Leo núi là hoạt động thường niên vào ngày lễ này

Thưởng hoa, uống rượu 

Từ đời nhà Minh, hoạt động ngắm hoa cúc và uống rượu hoa cúc đã trở nên phổ biến. Rượu hoa cúc có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa đau mắt, giải nhiệt, giảm nhức đầu, hoa mắt. Người xưa thường dùng rượu hoa cúc để cạo gió, khử nhiệt, Ngoài ra, rượu hoa cúc cũng mang ý nghĩa là thọ càng thêm thọ.

Thưởng hoa, uống rượu trong ngày Tết Trùng Cửu
Thưởng hoa, uống rượu trong ngày Tết Trùng Cửu

Hoa cúc cũng tượng trưng cho sự cao thượng, đại diện cho các nho sĩ và tình bạn. Được thưởng hoa và uống rượu trong những ngày này quả thật là vô cùng tuyệt vời.

Cài lá dâu du 

Phong tục này mang ý nghĩa để trừ tà, đặc biệt nên áp dụng cho phụ nữ và trẻ nhỏ. Lá dâu du cũng là một vị thuốc tốt giúp trị hàn khí độc hiệu quả. Loại cây này thường mọc ở vùng Giang, Triết, là loại cây nhỏ, con, lá như lông vũ và nở hoa trắng vào mùa hè. Quả của loại cây này có vị béo ngậy và tốt cho sức khỏe.

Cài là câu dâu du trừ tà
Cài là câu dâu du trừ tà

Trên đây là toàn bộ thông tin về Tết Trùng Cửu, Tết Trùng Dương. Hy vọng bạn đã hiểu rõ về ngày lễ này. Hãy thường xuyên theo dõi thêm nhiều thông tin hữu ích hơn trên fanpage của chúng mình nhé.

Tìm chuyến bay theo cách của bạn

65/28 Giải phóng, Phường 4, Tân Bình

Tìm vé rẻ nhất